Công ty VinaHome, Hoàn thiện nội thất ,hoàn thiện nội thất chung cư, thiết kế nội thất, VinaHome thiet ke noi that chuyen nghiep, cong ty hoan thien noi that, thi cong noi that, thiet ke noi that, thi cong hoan thien noi that chuyen nghiep, thi công hoàn thiện nội thất, hoàn thiện nội thất chung cư, vinahome, vina-home, vinahome.co, hoàn thiện nội thất chung cư, hoàn thiện nhà, hoan thien noi that, hoàn thiện nội thất biệt thự, vinahome.
Banner Ki?n Trúc VinaHome, VinaHomearc
           Trang chủ             Giới thiệu             Dịch vụ             Liên hệ
Thiết kế Nội thất
Hoàn thiện nội thất
Vật liệu
Thi công ngoại thất
Phong Thủy
 Hỏi đáp phong thuỷ
 Hướng Nhà Theo Tuổi
 Phong Thủy Phòng Khách
 Phong Thủy Phòng Bếp
 Phong Thủy Phòng Ngủ
 Phong Thủy Phòng Làm Việc
Xưởng Sản Xuất
Tiểu Cảnh
Tin Tức
Bất Động Sản
Tuyển dụng
VinaHome ;JSC
Thi Công Công Trình
Contact: info@vinabtn.com
This link viewed 11573 times
Thi Công Công Trình
Phân Phối FOMEX
Contact: khotamlop@gmail.com
This link viewed 7323 times
Phân Phối FOMEX
Báo giá Tấm lợp thông minh vinahome
Contact: khotamlop@gmail.com
This link viewed 4549 times
Báo giá Tấm lợp thông minh vinahome
 
Category: Phong Thủy
Những Khám Phá Về Thuyết Ngũ Hành
Posted date 03/06/2013 on 09:22:00 (Viewed 12228 time(s))

     Trong quá trình triển khai vừa qua –từ Tiên Thiên Bát Quái cho đến Hậu Thiên Bát Quái phối Hà Đồ, đến phân bố Hậu Thiên Bát Quái phối Hà Đồ trên 9 cung,  đến Lạc Thư, đến phân bố Hậu Thiên Bát Quái phối Hà Đồ trên 12 cung, và cuối cùng là những quy luật phối hợp giữa Âm Dương, Ngũ Hành, Độ Số, Thiên Can và Địa Chi– chúng ta dễ dàng nhận ra tính hệ thống của toàn bộ lý giải cũng như dễ dàng nhận ra sự hợp lý của mỗi phiến lý giải.  Cũng không khó cho chúng ta nhận ra cốt lõi của toàn bộ dịch học gói gọn trong hai vế với sáu mươi bảy lời.  Và, có một điều rất thú vị là trong suốt quá trình triển khai đó chúng ta  cũng không khó để nhận ra là đã không tìm thấy bằng chứng hổ trợ cho hệ thống lý thuyết ngũ hành quen thuộc.  Nói như thế cũng chưa đúng lắm.  Có lẽ sẽ chính xác hơn nếu nói rằng trong suốt quá trình triển khai vừa qua chúng ta đã tìm thấy bằng chứng để phủ nhận lý thuyết ngũ hành quen thuộc.  
    
     Hệ thống lý thuyết ngũ hành phổ cập được xây dựng trên cơ sở: (1) ngũ hành là 5 loại vật chất gồm kim loại, gỗ, nước, lửa, đất; (2) Năm hành này tuân thủ quy luật tương sinh gồm có thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy; (3) Đồng thời năm hành này cũng tuân thủ quy luật tương khắc gồm có thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc, mộc khắc thổ.  Tất cả những ứng dụng của lý thuyết ngũ hành đều xây trên nền móng “5 loại vật chất + 2 quy luật sinh và khắc” này.  Rồi từ nền móng đó phát sinh ra những quy luật khác như là hình, xung, hóa, hợp. . . cùng với những lý luận và ứng dụng kèm theo.     
    
     Có thể nói là lý thuyết ngũ hành rất phổ biến và ứng dụng của thuyết ngũ hành phổ cập thâm nhập hầu hết mọi ngõ ngách của những xã hội á châu.  Điều này chứng tỏ nó có sức hút rất lớn đối với quần chúng. 
    
     Tuy là vậy, nhưng chỉ với một chút suy nghĩ vượt trên mê tín, chúng ta không thể không nhìn thấy sự phi lý rõ rệt của lý thuyết ngũ hành và sự tùy tiện trong ứng dụng đến mức độ khó chấp nhận.  Với tôi,  dầu cho kho lý thuyết và ứng dụng của ngũ hành có nhiều tới đâu, có biến hóa tới đâu, có diễm ảo tới đâu, có ly kỳ tới đâu, có tinh vi tới đâu đi nữa thì cũng vẫn không che dấu được sự sai lầm từ nền móng.  Đó là, thế giới này không tạo dựng bởi năm loại vật chất kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.  Thế giới này không vận hành theo quy luật thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy.  Thế giới này cũng không vận hành theo quy luật thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc, mộc khắc thổ.  Kho tàng lý thuyết của ngũ hành chỉ là một toà lâu đài đẹp xây bằng hơi nước.  Ứng dụng lý thuyết ngũ hành phổ cập vào các môn tiên tri, tiên đoán thì xác suất đúng sai của chúng không hơn được xác suất sấp ngửa của một đồng tiền rớt trên mặt bàn.   
    
     Xin lưu ý cho là chúng ta không phủ nhận lý thuyết ngũ hành mà chỉ phủ nhận “lý thuyết ngũ hành phổ cập” đặt trên nền móng “5 vật chất + 2 quy luật sinh khắc.”      
Như vừa nói, suốt trong quá trình triển khai mật nghĩa của sáu mươi bảy lời trong hai vế chúng ta đã không tìm thấy một bằng chứng nào hỗ trợ cho thuyết ngũ hành phổ cập.  Ngược lại chúng ta chỉ có bằng chứng cho thấy ngũ hành [tên gọi của 5 ngôi sao] là để chỉ về phương hướng và vị trí, như trong hình 21 và 22. 
 
 
Hình 21: Hà Đồ Và Phương Vị
 
 
Hình 22: Phương Hướng, Khí Hậu, Mùa Tiết, Ngũ Hành, Âm Dương, Độ Số, Chiều Vận Hành, Và Hành Trạng Trong Đồ


     Năm hướng và năm phương vị đó gồm có:
·        Sao thủy ở hướng bắc, phương vị nhâm-quý. 
·        Sao hỏa ở hướng nam phương vị bính-đinh.
·        Sao mộc ở hướng đông, phương vị giáp-ất.
·        Sao kim ở hướng tây, phương vị canh-tân.
·        Sao Thổ ở giữa, phương vị mậu-kỷ. 
     Thêm vào đó chữ “sinh” đi liền với thứ tự trước sau “thủy, mộc, hỏa, kim, thổ” chỉ có thể được hiểu là chiều vận hành, giống như vòng cung màu đỏ trong hình 21 và 22 đã vạch ra, và theo đó thì chữ khắc cũng phải được hiểu là vòng vận hành ngược lại. 
 
     Tuyệt đối không có một chút chứng cớ nào cho thấy chữ sinh có nghĩa là đẻ ra hoặc giúp cho và chữ khắc có nghĩa là phá hoại hoặc làm hại như thuyết Ngũ Hành quen thuộc luôn nói tới. 
 
     Nếu kim, mộc, thủy, hỏa, thổ là 5 loại vật chất giống như lý thuyết Ngũ Hành quen thuộc luôn nói tới thì tại sao không gọi chúng là ngũ chất mà lại gọi là ngũ hành?  Còn căn cứ theo từ điển Thiều Chửu thì ngũ hành là “cái để dùng, của dùng như ngày xưa gọi vàng, gỗ, đất, lửa, nước là ngũ hành金木水火土為五行 ý nói năm thứ ấy là cái người ta cần dùng hằng ngày vậy.”  Nếu đúng là như thế thì từ chỗ 5 vật dụng tối yếu cho đời sống của con người đi tới chỗ 5 vật chất tương sinh tương khắc lẫn nhau cấu tạo nên mọi thứ mọi cái như lý thuyết ngũ hành quen thuộc luôn nói tới thì khoảng cách quả thật là không gần.   
   
     Cũng căn cứ theo từ điển Thiều Chửu thì chữ hành 行 trong tiếng hán có nghĩa là đi, là bước đi, là trải qua, là sắp tới, là biến đổi không ngừng.  Chữ hành trong những ý nghĩa “đi, bước chân đi” hoàn toàn khế hợp với lý giải ngũ hành là để chỉ phương hướng, để định vị, để làm sao đi tới nơi về tới chốn.  Chữ hành trong ý nghĩa “trải qua, sắp tới, biến đổi không ngừng” lại càng đặc biệt vì không những hoàn toàn khế hợp với lý giải ngũ hành là để chỉ phương hướng, trong đó bao gồm cả chiều xoay thuận nghịch đối với một định vị , mà còn hoàn toàn khế hợp với hành trạng của Tứ Tượng.  Chính điểm này giúp chúng ta mở ra một cánh cửa khác để nghiệm xét vấn đề ngũ hành: đó là sự khế hợp và không khế hợp giữa Tứ Tượng, Bát Quái với Ngũ Hành.  
    
      Nếu lý giải thuyết Ngũ Hành trên căn bản kim, mộc, thủy, hỏa, thổ là để chỉ 5 loại vật chất với 2 quy luật tương sinh tương khắc thì làm sao năm hành có thể phối hợp được với bốn tượng và tám quái?  Thêm vào đó, như đã nói, bằng vào kiến thức của nhân loại ngày hôm nay, rõ ràng thế giới này không cấu thành bởi 5 loại vật chất cũng không vận hành bởi quy luật tương sinh tương khắc như lý thuyết Ngũ Hành quen thuộc luôn vận dụng.  Nhưng ngược lại nếu lý giải thuyết Ngũ Hành trên căn bản thủy, mộc, hỏa, kim, thổ là để chỉ 4 hướng bắc, đông, nam, tây và trung tâm còn sinh hoặc khắc là để chỉ chiều xoay thuận hoặc nghịch so với phương hướng của một định vị thì năm hành kết hợp với bốn tượng và tám quái lại là một điều hoàn toàn khả dĩ và hoàn toàn hợp lý.   Trong trường hợp này Ngũ Hành, Tứ Tượng và Bát Quái không những khế hợp về mặt cấu trúc mà còn khế hợp về mặt thể hiện thế giới hiện tượng một cách dung thông.  Không chỉ vậy, đây còn là một sự kết hợp của hai vế chứa đựng trong 67 lời.  Sự kết hợp làm cho lý-sự của Vô Cực, Thái Cực, Lưỡng Nghi, Tứ Tượng, Ngũ Hành, Bát Quái có thể “hiển bày” vạn tượng trong một đồ hình đơn giản, đồ hình 27.  Một sự kết hợp trọn vẹn và kỳ ảo!  
 
 
Hình 27: Hậu Thiên Bát Quái Phối Hà Đồ Toàn Vẹn
 
      Đồ hình 27 được cho là “một kết hợp trọn vẹn và kỳ ảo” là vì việc trời, việc  đất, việc người đồng thể hiện.  Được cho là trọn vẹn và kỳ ảo là vì lý của trời, lý của đất, lý của người đồng thể hiện.  Được cho là trọn vẹn và kỳ ảo là vì lý sự của cá nhân, lý sự của tập thể, lý sự của nhân loại đồng thể hiện.  Được cho là trọn vẹn và kỳ ảo là vì lý sự vô hình, lý sự hữu hình, lý sự qui ước đồng thể hiện.  Được cho là trọn vẹn và kỳ ảo là vì nó hàm chứa minh triết của đông phương.  Được cho là trọn vẹn và kỳ ảo là vì nó vạch ra phạm trù đồng quy và hiệp nhất của các giáo lý đông tây. 
Dưới lăng kính hình học, chúng ta biết những vòng tròn đồng tâm O thì chỉ có một tâm điểm O ở giữa.  Rời khỏi tâm điểm O đi dần ra ngoài thì có vô lượng vòng tròn bán kính r=n, từ số dương n>0 tiến tới số dương cực lớn và mỗi vòng tròn cũng có vô số điểm nằm trên vòng tròn đó.  Một điểm của tâm O thì không xê dịch nhưng một điểm ngoài tâm O thì có thể chuyển động trên quỷ đạo gọi là vòng tròn và cứ mỗi một vòng tròn thì gồm vô lượng điểm cách tâm O một khoảng cách r không đổi. 
           
      Vòng ngoài là trú xứ của sinh sinh hoá hóa còn tâm trung là trú xứ của diệu diệu huyền huyền.  Từ tâm đi ra ngoài là hướng ngoại, từ ngoài trở về tâm là hướng nội.  Từ tâm đi ra ngoài là con đường của nhơn dục còn từ ngoài trở về tâm là con đường của thiên lý. Hướng ngoại để có nhiều, hướng nội để giữ một.  Theo nhiều là lý do của điên đảo, quay cuồng.  Giữ một là cái gốc của thường tịnh lặng lẽ.  Tâm trung là đền thánh của nhơn sanh, tiến vào đền thánh lễ bái không ngoài một chữ tín của đức thổ.  Vòng ngoài là nhà lửa của tam giới, lìa bỏ đền thánh để chui vào nhà lửa vui đùa không ngoài một chữ dục của vọng ý. 
 
      Dưới lăng kính minh triết, tâm trung là chỗ để giữ đạo tam tòng: tòng thiên, tòng địa và tòng nhân.  Vòng ngoài là chỗ để giới trì tứ đức: đức nhân của mộc, đức nghĩa của kim, đức trí của thủy, đức lễ của hỏa.  Thế nào là giữ đạo tam tòng?  Trời vốn “dĩ dị tri” đất vốn “dĩ giản năng.”  Mà giản dị thì “dị tắc dị tri, giản tắc dị tòng”[1] dễ biết dễ theo.  Một khi đã dễ biết dễ theo thì có lắm người biết nhiều người theo do đó mà thành tựu công nghiệp lớn “dị tri tắc hữu thân, dị tòng tắc hữu công, hữu thân tắc khả cửu, hữu công tắc khả đại, khả cửu tắc hiền nhân chi đức, khả đại tắc hiền nhân chi nghiệp.”[2]  Nắm được đạo lý giản dị là nắm được đạo lý trong thiên hạ.  Đã nắm được đạo lý trong thiên hạ thì đứng giữa cùng với trời và đất “dị giản nhi thiên hạ chi lí đắc hĩ, thiên hạ chi lý đắc nhi thành vị hồ kì trung hĩ.”[3]  Đứng chung được với trời đất tức là đã giữ đạo tam tòng.  Thế nào là giới trì tứ đức?  Trời đất không có tư tâm, thánh nhân không có tư tâm, cho nên mới nói trời đất bất nhân coi vạn vật như chó rơm, thánh nhân bất nhân coi bá tánh như chó rơm, “thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật vi sô cẩu, thánh nhân bất nhân, dĩ bách tính vi sô cẩu.”[4]  Trời đất hành sự chẳng vì mình cũng chẳng vì ai.  Thánh nhân hành sự chẳng vì mình cũng chẳng vì ai.  Hành sự chẳng vì mình cũng chẳng vì ai chánh thật là giới trì.  Ở giữa thiên hạ, lấy thiên hạ làm lòng mình, coi hết thảy như trẻ thơ, “tại thiên hạ, hấp hấp vị thiên hạ hỗn kỳ tâm, thánh nhân dai hài nhi,”[5] đó chánh thật là đức nhân.  Lấy đạo giúp cho người lãnh đạo, không lấy bạo quyền cưỡng bức thiên hạ, “dĩ đạo tá nhân chủ dả, bất dĩ binh cường thiên hạ,” giữ cái vô danh mộc mạc để trí vô dục, tâm yên tịnh, thiên hạ được bình yên “dĩ vô danh chi phác, vô danh chi phác phù diệc tương vô dục, bất dục chi tỉnh, thiên hạ tương tự định,”[6] đó mới chánh thật là đức nghĩa.  Không can thiệp dân sẽ tự nhiên vô tư, không áp bức dân sẽ tự nhiên ngay thẳng, không bày vẽ dân sẽ tự nhiên giàu có, không tham lam dân sẽ tự nhiên thật thà, “ngã vô vi nhi dân tự hóa, ngã hiếu tĩnh nhi dân tự chính, ngã vô sự nghi dân tự phú, ngã vô dục nhi dân tự phác,”[7] cho nên lấy ngay thẳng mà trị quốc, lấy vô sự mà giữ yên thiên hạ, “dĩ chính trị quốc . . . dĩ vô sự thủ thiên hạ,”[8] giúp dân từ bỏ cái quá độ để quay về với tự nhiên, “phục chúng nhân chi sở quá, dĩ phụ vạn vật chi tự nhiên,”[9] lấy thấp làm nền, lấy hèn là gốc “dĩ tiện vi bản, dĩ hạ vi cơ” để ngồi trên mà dân không thấy nặng, ở trước mà dân không thấy ngại, “xử thượng nhi dân bất trọng, xử tiền nhi dân bất hại,”[10] đó mới chánh thật là đức lễ.  Biết đủ không nhục, biết ngừng không nguy, được cái lâu bền, “tri túc bất nhục, tri chỉ bất đải, khả dĩ trường cửu,”[11] làm trọn vẹn mà dường như dở dang nhưng dùng mãi chẳng hư, có đầy đủ mà dường như trống rỗng nhưng dùng mãi không hết, rất ngay thẳng mà như cong, rất hay mà như dở, rất hùng biện mà như ấp úng, “đại thành nhược khuyết kỳ dung bất lệ, đại doanh nhược xung kỳ dụng bất cùng, đại trực nhược khuất, đại xảo nhược chuyết, đại biện nhược nột,”[12]  không ra cửa mà biết khắp thiên hạ, thấy rõ đạo trời, “bất xuất hạ tri thiên hạ, bất khuy dũ kiến thiên đạo,”[13] quay về gốc tịnh, phục mệnh thường hằng, “chí hư cực . . . phục mệnh viết hằng,”[14] đó mới chánh thật là đức trí.  Ở chỗ điên đảo, quay cuồng mà vẫn ung dung tự tại là nhờ trong không xa đạo tam tòng ngoài không lìa giới tứ đức.  Giữ đạo tam tòng, giới trì tứ đức là cung cách của hiền thánh.          
     
      Dưới lăng kính minh triết, tâm trung là trái tim nguyên thể và vô nhiễm.  Vòng ngoài là nơi đã làm cho máu của Đức Chúa chảy ra.  Ngài “có khả năng chuyển hóa, đem tù hãm tối tăm, đốt tan trong ánh sáng, những nghiêng lệch tạm thời, bỗng chốc về đúng chỗ, trời người đất dung thông, thế giới hoát đại đồng, thiêng liêng và huyền nhiệm”[15] là vì tâm nội chưa từng lìa nguyên thể và vô nhiễm, thân ngoại chưa từng lìa tôn nghiêm và hiền thiện.  Ở chỗ ác trược tối tăm mà vẫn  nguyên thể và vô nhiễm, vẫn tôn nghiêm và hiền thiện là phẩm hạnh của đấng chúa thánh thần.    
     
      Dưới lăng kính minh triết, tâm trung là chỗ vô chấp, vô cầu, vô sinh, vô diệt, bất đồng, bất dị.  Vòng ngoài là chỗ không thực tánh thực tướng, của chấp trước, của trùng trùng duyên khởi, của huyễn hóa, của vô minh, của sinh diệt, của biển nghiệp lực.   Tâm trung là thế giới của “diệu trạm tổng trì bất động tôn,”[16] là đại viên cảnh trí, là đương xứ tức chân, là tuyệt thánh khí trí, là bất động hiện quán, là bản lai diện mục, là sanditthiko, là akàliko, là opanayiko.  Vòng ngoài là thế giới “như mộng huyễn bào ảnh, như lộ diệc như điển,”[17] là “hoa đốm giữa hư không,”[18] là lý trí vọng thức, là chỗ “gate, gate, paragate, parasamgate,”[19]  là khổ đế và tập đế.  Tâm trung là nhà của như lai. Vòng ngoài là chỗ hiển bày vạn pháp.  Thường tịnh thường lặng ngay giữa chốn điên đảo quay cuồng là vì tâm nội chưa từng lìa nhà như lai, thân ngoại chưa từng lìa pháp giới; là vì vốn thấy rõ tất cả pháp đều huyễn hóa nên lìa tâm thức phân biệt chẳng thấy bốn tướng “nhân, ngã, chúng sanh, thọ giả,” chẳng thương, chẳng ghét; là vì vốn thấy rõ mọi hiện tượng thế gian đều “không thêm, không bớt, không dơ, không sạch”[20] nên chẳng lìa “bình đẳng tánh trí,” chẳng buông bỏ gì, chẳng nắm giữ gì, chẳng đến, chẳng đi; là vì vốn thấy rõ “thế gian như chiêm bao mà khởi lòng đại bi”[21] nên chẳng lìa thực tại hiện tiền, trong huyễn cảnh hiện huyễn  thân dụng huyễn pháp nương huyễn phương tiện cứu độ huyễn chúng sanh, tùy duyên bất biến.  Giữa thế gian mà không bị những cái khổ của thế gian trói buộc chính là tự tại của bồ tát.    
 
      Dưới lăng kính minh triết, tâm trung là Đạo, vòng ngoài là Danh.  Danh là chỗ của có-không.  Không là tên gọi lúc khởi đầu trời đất, là “vô, danh thiên địa chi thủy.”[22] Có là tên gọi lúc nảy sinh, là “hữu, danh vạn vật chi mẫu.”[23]  Thánh nhân lấy cái không để chiêm ngưỡng sự kỳ diệu, lấy cái có để xem xét sự tinh vi, “cố thường vô dục dĩ quan kỳ diệu, thường hữu dục dĩ quan kỳ hiếu.” [24] Có không cùng hiện hữu.  Thánh nhân không thiên vị.  Theo đạo tự nhiên nên không cố làm, dạy đạo tự nhiên nên không cố nói, cùng một thể với đạo, “xử vô vi chi sự, hành bất ngôn chi giáo.”[25]  Ở chỗ có-không thánh nhân làm khe nước cho người khát, thành việc mà không kể công, thành công mà không ở lại, rỗng tâm, no lòng, mềm chí, cứng xương, khiến dân không dám tham, khiến kẻ trí không dám dùng thủ đoạn, thường hay cứu người nên không bị bỏ rơi, thường hay cứu vật nên không bị vứt đi. Thân tuy ở Danh nhưng tâm thì ở Đạo. 
 
Lòng đạo vốn trống không nên dung chứa vô cùng.         
      Dưới lăng kính minh triết, tâm trung là đất của tiên thiên, vòng ngoài là chỗ của hậu thiên.  “Tiên thiên thì tịch tịnh như nhiên, bất sanh bất diệt, hậu thiên thì  luôn luôn biến dịch và có cơ biến hóa hai chiều: chiều sanh và chiều tử;”[26] tâm trung là chỗ của “Thái Cực hiện nơi cung Vô Cực, là hoa khai kiến phật; Thái Cực có hiện nơi cung Vô Cực thì Vô Cực mới thành chí huyền chí diệu,” mới là “huyền chi hựu huyền.”[27]  Tâm nội là chỗ “dùng chơn thủy giúp cho hỏa minh linh,” là nơi “để đức cương kiện hiệp với đức nhu thuận,” là chân thổ để “mậu kỷ hiệp nhau biến thành đao khuê,” là điểm để “chân trí linh tri tương hiệp, chân tình chân tánh đồng khí, cương nhu phối nhau quay về trung chánh;”[28] hợp nội ngoại chi đạo để “kiến tố” để “phục mệnh”[29] chính là chỗ dụng tâm của tiên gia.    
     
      Giữa trung tâm với vòng bên ngoài của đồ hình có thể tóm lại trong một chữ “hành.”  Nó hàm chứa sự thông dung và diệu dụng.  Nó hàm chứa sự tự nhiên và vô ngại.  Nó hàm chứa một thế giới nhị nguyên trong trạng thái tương tác hài hòa.  Thiết lập hoặc trở về với sự tương tác hài hòa đó chính là nền tảng của minh triết phương đông.   
      Chữ hành tỏa sáng minh triết của đông phương không cho thấy một chút dấu vết nào để có thể nói ngũ hành là 5 loại vật chất.  Cũng không thấy dấu vết nào của hai quy luật sinh khắc chi phối hay vận hành thế giới hiện tượng lẫn thế giới siêu hình như thuyết Ngũ Hành quen thuộc thường nói đến.  Giữa Ngũ Hành trên nền tảng minh triết của đông phương với Ngũ Hành trên nền tảng mê tín mà đa số đều quen thuộc là một khoảng cách mênh mông.  Cái gì tạo ra sự cách biệt mênh mông đó thì không thể khẳng định, nhưng có một điều có thể khẳng định là đem Ngũ Hành minh triết mà hạ xuống đẳng cấp của 5 loại vật chất vàng, gỗ, nước, lửa, đất rồi tùy tiện lý luận thì không khác nào đem những vì sao trên trời  mà chà đạp dưới chân hoặc đem quy luật sinh khắc của lý thuyết Ngũ Hành mê tín mà vẽ ra sự vận hành của vụ trụ và nhân sinh thì không khác nào đem cái cọ cực kỳ thô phù để họa bức tranh cực kỳ tinh xảo.         
 
Tìm trong kho tàng đạo học chúng ta cũng có không ít bằng chứng nói về Ngũ Hành. 
      Trong một bài giảng về Âm Dương Ngũ Hành Đức Đông Phương Lão Tổ đã nói:
“Thánh Nhân ngày xưa nhìn thấy lẽ siêu xuất của vũ trụ vạn vật, vạch ra Bát Quái, tham cứu Đồ Thơ, tác thành Dịch Đạo, lưu lại cho đời tìm hiểu mối manh huyền bí của vũ trụ vạn vật. Tuy hình tướng lý thuyết bên ngoài, nhưng bên trong chứa đựng luật tắc ảo diệu biến hóa của Thái Cực Âm Dương. Người tu luyện nương vào đó để nhìn thấy sự luân động của bộ máy tối linh, nhận thấy được cái gì là chân thật, bất biến để gìn giữ, cái gì là giả tạm, sanh diệt diệt sanh trong thời gian nào đó để không bám víu.
Thiên nhất sanh thủy, Địa lục thành chi; Địa nhị sanh hỏa, Thiên thất thành chi; Thiên tam sanh mộc, Địa bát thành chi; Địa tứ sanh kim, Thiên ngũ thành chi; Thiên ngũ sanh thổ, Địa thập thành chi. Một sanh một thành một âm một dương, một động một tịnh.
Bởi có danh có chất nên gọi là Ngũ-Hành Tiên-Thiên. Bởi có hình có tướng nên gọi là Ngũ-Hành Hậu-Thiên. Trong trời đất vạn vật không có vật chi hóa sanh biến dưỡng mà không có Tiên Thiên, Hậu Thiên Ngũ Hành áp dụng vào nhân thân. Người tu luyện phải thấu suốt những tác năng sinh động hữu hình trong chính bản thân để hòa hợp tu chứng.
     
      Ngươn Thần, ngươn Tinh, ngươn Tính, ngươn Tình, ngươn Khí là Ngũ Hành Vô Hình. Thức Thần, trược Tinh, quỷ Phách, du Hồn, vọng Ý là Ngũ Hành Hữu Chất. Bính Đinh, Nhâm Quý, Canh Tân, Giáp Ất, Mồ Kỷ là Ngũ Hành Phương Vị. Đó là hữu danh, hữu chất, vô hình là nguồn gốc của Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân là tượng của Ngũ Hành ứng với phương vị để truyền sản tác thông, nguyên căn tổ khiếu của ngũ ngươn, ngũ tạng, lục phủ là hình trong hình, chất trong chất. Do đó có hỉ, nộ, ai, lạc, dục.
 
      Biết được sự liên hệ mật thiết giữa máy Tạo tuần hoàn, nhân thân cùng vũ trụ thì tu luyện là cần thiết cho con  người. Khi đã tạo thành, con người sống trong hai khí Tiên Thiên, Hậu Thiên; tinh thần hòa lẫn vật chất; hữu hình vật chất thì biến hiện, vô hình thì tiềm ẩn, thế nên con người chỉ thấy giá trị của vật chất mà không thấy giá trị của tinh thần, vì vật chất hữu hình, quyến rũ, lôi cuốn, con người càng ngày càng bám víu; trong khi  Chơn Tâm linh tánh càng ngày càng bị phủ mờ. Hỉ, nộ, ai, lạc, dục theo ngũ quan nhập vào tàn phá Ngũ Tạng Lục Phủ, làm thân phải bị thương tổn, khuynh khuyết, hoại tàn.
     
      Muốn trị được chứng nội thương ấy, người tu luyện cần phải chuyên chú trong việc luyện kỷ. Dương là đầu mối hóa sanh, tác thành vạn vật. Một Âm  không sanh, một Dương không trưởng; Âm thạnh, Dương suy ắt bại hoại. Tạo thế quân bình cho trong định ngoài an là đời sống tự do, tự tại. Vượt ngoài lý Âm Dương là phản bổn hoàn nguyên, vĩnh cửu trường tồn. Tai nghe tiếng trần mà chẳng phân biệt; mắt nhìn thấy sắc trần mà chẳng phân biệt; mũi ngửi mùi trần mà chẳng phân biệt; lưỡi nếm vị trần mà chẳng phân biệt. Chính vì sự phân biệt mà có ưa ghét, thân thù, khao khát, ước vọng để kết thành của nghiệp luân hồi. Vui, giận, buồn, vui, thương, cảm khi chưa phát gọi là trung.  Khi phát ra đúng tiết điệu hòa hài cảm ứng với nội tâm, ngoài cảm gọi là hòa. Trung Hòa là yếu tố đạt đến chỗ trong định ngoài an, để sống một cuộc sống siêu thoát; mà sống cuộc sống siêu thoát thì Tiên Phật cũng thế thôi.”[30]”
      Qua đoạn giáo lý trên chúng ta thấy được ngũ hành trên nền tảng của đạo học cũng không có một chút dấu vết nào để có thể nói ngũ hành là 5 loại vật chất.  Và không thấy dấu vết nào của hai quy luật tương sinh và tương khắc chi phối hay vận hành thế giới hiện tượng lẫn thế giới siêu hình như Ngũ Hành sai lạc thường nói tới. 
 
 
 
 
 
 
 
 
Tags: Những Khám Phá Về Thuyết Ngũ Hành, thuyết ngũ hành, thuật phong thủy, kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, hướng tốt, hướng xấu,  
<< back Print this post Send to friend
  OTHERS NEWS MORE...
  BÀI VIẾT KHÁC
--*--
VINA HOME
Architectural Construction
Joint Stock Company
Logo công ty VinaHome
Số 38- Kiến Hưng
Hà Đông - Hà Nội
TeL: 02466822668

Hỗ trợ trực tuyến

KTS Đăng Tuấn
Tel: 0968918889
 
Hotline
096.919.8888
Tấm Lợp Thông Minh Poly VinaHome
Contact: khotamlop@gmail.com
This link viewed 12844 times
Tấm Lợp Thông Minh Poly VinaHome
Thi công hoàn thiện
Contact: congtyvinahome@gmail.com
This link viewed 5811 times
Thi công hoàn thiện
Nội Thất Gỗ Laminate 
Contact: info@vinabtn.com
This link viewed 10394 times
Nội Thất Gỗ Laminate
Hoàng Gia Phát
Contact: congtyhoanggiaphat@gmail.com
This link viewed 11733 times
Hoàng Gia Phát
GO TO TOP
Designed & Hosted by ViTechNet.,JSC